Trong văn học Việt Nam Thuấn

Hình vẽ Đế Thuấn thời nhà Hán.

Trong văn học Việt Nam, Thời kì Nghiêu, Thuấn được dùng làm điển cố miêu tả thời thái bình, (ngoài) đường không lượm của rơi, (trong) nhà khỏi lo đóng cửa.

Trong vở kịch thơ Kiều Loan, Hoàng Cầm dùng hai chữ "Nghiêu Thuấn" để chỉ cách cai trị nhân từ và công bằng. Khi quan Thị lang muốn trừng trị một người dân vì có nói lời chỉ trích triều đình vua Gia Long, viên quan Tham tri can:

Xin đại nhân chớ vội vàng lên ánCửa miệng dân gian không thiếu những điềuCa tụng Tây Sơn, oán trách đương triềuDân oán hận phải tìm ra gốc ngọnĐây là Kiệt Trụ hay đây là Nghiêu Thuấn?Chúa thượng nhân từ sao oán hận không nguôi?

Điển cố này cũng ảnh hưởng khía cạnh khác của đời sống người Việt Nam, kể cả tôn giáo. Bài "Kệ Đại Hồng Chung" của đạo Phật có câu: "Nam mẫu Đông giao câu triêm Nghiêu Thuấn chi nhật" (Đất đai trong nước đều thấm nhuần thời thái bình an lạc).

Một điển cố khác liên quan đến Thuấn là sông Tương. Theo truyền thuyết, vua Thuấn đi tuần thú đất Thương Ngô ở miền sông Tương không may bị bệnh chết. Hai người vợ là Nga HoàngNữ Anh (con vua Nghiêu) đi tìm vua đến bên sông Tương, ngồi bên bờ sông khóc lóc thảm thiết rồi trầm mình tự tử. Do đó, giọt Tương hay mạch Tương thành điển cố chỉ giọt nước mắt, nhất là nếu khóc vì tình.

Trong truyện Kiều có câu: "Chưa xong điều nghĩ đã dào mạch Tương".

Điển cố này cũng dùng cho phái nam, như trong câu sau, cũng trích truyện Kiều: "Giọt châu lã chã khôn cầm, Cúi đầu chàng những gạt thầm giọt Tương!"

Từ biểu tượng "khóc vì tình", điển này có khi nới rộng ra để nói về việc buồn (dù có thể không khóc) vì tình, như câu sau trong Bích câu kỳ ngộ: "Ỏi tai những tiếng đoạn trường, Lửa tình dễ nguội sóng Tương khôn hàn".

Nguyễn Quỳnh, nhà thơ thời Lê Mạt cũng có câu thơ mượn hình ảnh Nghiêu Thuấn để châm biếm về xã hội hiện tại như sau: "Thượng tắc cổ, hạ tắc cổ, đái hàm quan Nghiêu Thuấn chi dân." Câu thơ này có thể được hiểu cả nghĩa Hán lẫn nghĩa Việt. Nếu hiểu theo nghĩa Hán, câu thơ có nghĩa tích cực: "Trên vui vầy, dưới vui vầy, nhân dân đang sống dưới thời Nghiêu Thuấn" trong khi nếu hiểu theo nghĩa Việt thì nó lại mang tính châm biếm: "Trên bị câm, dưới bị câm, bọn quan lại nói nhân dân đang sống thời Nghiêu Thuấn đáng ăn chửi!"

Trong bài thơ Bảo kính cảnh giới ("Cảnh ngày hè") của Nguyễn Trãi cũng có câu thơ: "Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng. Dân giàu đủ khắp mọi phương". Ngu ở đây chính là Thuấn.